Đợt trở về nhà này, với mẹ con chị Diệp, quận Bình Tân, TP.HCM như một kỳ tích. ‘Mẹ con tôi trải qua hai lần cách ly rồi. Lần thứ nhất thì ở Campuchia. Lần này thì ở đây. Một kỷ niệm đáng nhớ phải không con gái’, nhìn xuống con gái, hiện 11 tháng tuổi đang được địu trước ngực, chị Diệp nói. Bé New New đeo khẩu trang, ngoan ngoãn cùng mẹ đứng chờ xe đến đón giữa trưa nắng.
Bé New New và mẹ đang chờ xe đến đón về nhà ở quận Bình Tân trưa 4/4. Ảnh: Tùng Tin. |
Chị Diệp lấy chồng người Bắc Kinh, Trung Quốc. Dịp tết Nguyên đán vừa qua, chị cùng chồng đưa con nhỏ về Bắc Kinh đón năm mới. ‘Chồng tôi làm việc, sinh sống ở TP.HCM. Ăn Tết bên đó xong, hai vợ chồng đặt vé máy bay về lại Sài Gòn mà không được’, chị Diệp kể. Lúc đó, dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát ở Trung Quốc. Các chuyến bay từ nước này đến nước khác ngừng hoạt động.
Ngày 1/3, chị Diệp đặt vé máy bay về nước. Vì các chuyến bay từ Trung Quốc không được bay thẳng về Việt Nam nên chị quá cảnh sang Campuchia. Nếu đúng theo quy định, chỉ có chị Diệp được về lại. Chồng chị, bé New New có quốc tịch Trung Quốc nên không được.
‘May mắn, cháu còn nhỏ nên được tạo điều kiện đi theo mẹ’, chị Diệp nói.
Chị Diệp cho biết, về nhà lần này, chị sẽ cùng con gái tự cách ly thêm 14 ngày nữa theo hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh: Trương Thanh Tùng |
Do bay từ vùng dịch, chị và con gái phải thực hiện cách ly tại Campuchia 14 ngày.
‘Vừa đáp xuống sân bay, mẹ con tôi đi cách ly ở Campuchia luôn’, chị Diệp nói. Đủ thời gian cách ly, các kết quả xét nghiệm của hai mẹ con âm tính với Covid-19, chị đặt vé máy bay về lại Sài Gòn, và nghĩ sẽ được về nhà.
Ngày 18/3, hai mẹ con về đến sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, một lần nữa, mẹ con chị phải đi cách ly vì trở về từ vùng dịch. Tối cùng ngày, hai mẹ con được đưa đến nhà B, KTX Trung tâm giáo dục quốc phòng - An ninh, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Nhiều ông bố bà mẹ chờ nghe gọi tên để được vào đón con về. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
Chị cho biết 32 ngày đi cách ly như đi du lịch. ‘Tôi chỉ chăm con, cho con ti sữa, tắm rửa cho con, giặt đồ, dọn dẹp phòng. Ăn uống thì có người lo chu đáo. Mỗi ngày, mẹ con tôi được ăn cơm ba bữa. Các món thay đổi liên tục, đủ chất. Riêng con gái tôi thì có cháo, nước sôi, sữa, tã, đồ làm vệ sinh’, chị Diệp kể.
Bận chăm con nhỏ, chị không ra sân tập thể dục, tham gia đá bóng, đánh bóng chuyền… cùng mọi người, nhưng chị không buồn, vì được nghe nhạc mỗi ngày, hay được nói chuyện, giao lưu với những người cách ly cùng. Rảnh, chị lại gọi điện cho chồng, bố mẹ chồng hỏi thăm sức khỏe, tình hình dịch bệnh bên kia ra sao. ‘Đến bây giờ, cả nhà chồng tôi không may mắn ai nhiễm virus corona’, chị Diệp nói.
Ngày 3/4, nhận được tờ thông báo đủ điều kiện về nhà do các y bác sĩ đưa, chị Diệp chia sẻ trên trang cá nhân: ‘Mai mẹ con mình được ra khỏi khu cách ly rồi. Mơ ước làm ngay đĩa rau muống chấm mắm tỏi và cơm trứng thôi’.
Các anh dân quân tự vệ giúp người hết cách ly mang đồ ra xe. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
Buổi tối, chị cho con gái ngủ sớm hơn để gấp hết quần áo, đồ dùng của 2 mẹ con cho vào hai chiếc vali to. Xong, chị xuống sân đi dạo một vòng. ‘Không gian ở đây rất thoáng, có nhiều cây xanh, có cả hồ cá rộng lớn, có vườn rau sạch nữa. Các anh bộ đội, y bác sĩ, các anh dân quân thì thân thiện, tận tình, chu đáo. Mẹ con tôi thật hạnh phúc khi được ở đây’, chị Diệp nói và xin gửi lời cảm ơn đến lực lượng làm nhiệm vụ vì người cách ly.
Sáng ngày 4/4, chị dậy sớm, cho con gái ăn xong thì được các anh dân quân, bộ đội giúp vận chuyển đồ xuống sân chờ người nhà đến đón về. ‘Hành trình lưu lạc của mẹ con tôi kết thúc rồi. Giờ về nhà, hai mẹ con sẽ tiếp tục cách ly nữa, hi vọng, mọi chuyện sẽ ổn’, chị Diệp nói.
Sau 17 ngày thực hiện cách ly, sáng nay, 937 người ở trung tâm Giáo dục Quốc phòng ĐHQG TP.HCM được trở về nhà. Hàng trăm ô tô nối dài chờ đón người thân.
" alt=""/>32 ngày cách ly ở Campuchia và Sài Gòn của em bé 10 tháng tuổiCó nhiều bằng chứng cho thấy béo phì hoặc thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Chất béo hoặc mô mỡ sản xuất ra các hormone làm tăng mức độ viêm của cơ thể. Hơn nữa, trọng lượng cơ thể lớn tạo áp lực lên đầu gối, hông và khớp mắt cá chân.
Ăn uống và tập thể dục phù hợp có thể giúp người bệnh đạt được cân nặng khỏe mạnh, làm chậm quá trình tiến triển viêm khớp dạng thấp và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chế độ ăn
Thực phẩm nên ăn
Một số loại thực phẩm chính có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp gồm nấm, sữa và nước cam tươi. Thực phẩm giàu polyphenol như trái cây, rau, gia vị (nghệ và gừng) có tác dụng chống viêm. Thêm một tách trà xanh có thể tăng lượng chất chống oxy hóa và giúp khớp khỏe.
Một trong những chất dinh dưỡng chống viêm hiệu quả nhất là axit béo omega-3. Đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, omega-3 làm giảm các đợt bùng phát và nhu cầu dùng thuốc giảm đau. Người bệnh có thể bổ sung omega-3 bằng cách ăn cá hai lần mỗi tuần hoặc trao đổi với bác sĩ về việc dùng thực phẩm bổ sung. Với người ăn chay, hạt chia và hạt lanh có thể là nguồn omega-3 tốt.
Chế độ ăn Địa Trung Hải, trong đó ưu tiên dầu ôliu, đậu lăng, cá mòi, gạo lứt, rau cải bó xôi, cà chua, lựu và nho trong thực đơn cũng có thể ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh.
Thực phẩm nên tránh
Thực phẩm chế biến sẵn có xu hướng gây viêm, chứa nhiều muối, đường và chất béo không lành mạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh. Thay vì ăn thịt xông khói, xúc xích, nên dùng thịt gà hoặc thịt bò tươi. Chọn các nguồn protein chay như đậu phụ để giảm lượng chất béo bão hòa và natri nạp vào cơ thể, đồng thời tăng cường polyphenol.
Cắt giảm nước ngọt, đồ uống có đường và thay thế bằng nước lọc. Thanh granola, ngũ cốc ăn sáng, sữa chua thêm hương vị, súp, nước sốt trộn salad, nước sốt và đồ ăn nhẹ chứa đường bổ sung. Người bệnh nên kiểm tra nhãn thành phần để hạn chế những thực phẩm này.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh quan điểm cần cấm thuốc lá điện tử do những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Các đại biểu Quốc hội cũng nhất trí rằng việc bổ sung quy định cấm và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán trái phép là cần thiết.
Thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là sản phẩm thế hệ mới, hoạt động bằng cách làm nóng dung dịch chứa nicotine hoặc các hương liệu hòa tan trong propylene glycol hoặc glycerine. Ít nhất 60 hợp chất hóa học được tìm thấy trong dung dịch thuốc lá điện tử và nhiều chất độc hại khác xuất hiện trong khí/khói mà sản phẩm này tạo ra.
Theo Bộ Y tế, mặc dù không chứa nguyên liệu thuốc lá truyền thống, chúng vẫn gây nghiện do hàm lượng nicotine cao, gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, tim mạch, hô hấp, tổn thương phổi cấp và ảnh hưởng sức khỏe tâm thần.